Một tòa án ở Trung Quốc đã buộc một người chồng phải trả tiền cho vợ về những việc nhà mà cô này đã làm trong suốt 5 năm kết hôn.
" alt=""/>Cái kết của cặp đôi còng tay chung để thử thách tình yêuTại Đồng Tháp, một phụ nữ giao dịch được hơn 300 triệu đồng từ một sàn chứng khoán trên mạng nhưng không rút được tiền. Người này lên mạng cầu cứu thì bị lừa tiếp 18 triệu đồng. Theo đó, ngày 14/11, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa tiếp nhận trình báo của bà T.T.T.D. (65 tuổi, ngụ huyện Cao Lãnh) về việc bị lừa khi làm nhiệm vụ chuyển tiền trên mạng.
Theo trình bày của bà D., khoảng tháng 5 vừa qua, bà biết đến sàn chứng khoán AMX và giao dịch được hơn 300 triệu đồng. Bà D. muốn rút tiền ra nhưng không được do số tiền bị treo và báo lỗi, muốn rút ra phải nộp tiền. Do không có tiền nên bà D. không nộp. Sau đó, bà D. biết trên mạng có trang hỗ trợ thu hồi tiền treo nên liên hệ thì được các đối tượng hướng dẫn phải nộp tiền mới rút được tiền treo. Tưởng thật, bà D. đã 4 lần chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo tổng cộng 18 triệu đồng.
Cũng tại Đồng Tháp, ngày 14/11, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phát hiện một hình thức lừa đảo mới thông qua việc mạo danh nhân viên tuyển dụng của các công ty dược phẩm trên cả nước. Các đối tượng quảng cáo tuyển nhân viên trên các trang mạng xã hội trực tuyến. Khi ứng viên liên hệ thì bọn chúng sẽ yêu cầu tải ứng dụng, nạp tiền nhằm mục đích lấy thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản.
Còn tại Hà Nội, chiều 18/11, Công an quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận đơn trình báo của anh P. (SN 1984, ở Hải Dương) về việc bị lừa đảo khi tham gia app đầu tư vàng online. Theo đơn trình báo, khoảng tháng 10/2023, anh P. nhận được lời mời tham gia đầu tư thị trường vàng quốc tế thông qua ứng dụng IG VIP với mức lãi “khủng”. Anh P. đã chuyển khoản để đầu tư và bị lừa mất 100 triệu đồng.
Những kịch bản mới để dụ "con mồi"
Cảnh báo vừa được Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (ANM và PCTPCNC), Công an thành phố Đà Nẵng đưa ra mới đây.
Theo thông tin từ website Công an thành phố Đà Nẵng, ngày 14/11, Phòng ANM và PCTPCNC tiếp nhận đơn trình báo của chị L.H (trú Đà Nẵng) bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hình thức kịch bản hoàn toàn mới. Theo đó, chị L.H là chủ một cửa hàng bán quà tặng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vào đầu tháng 11/2023, tài khoản Zalo lạ tên "Mỹ Duyên" kết bạn với chị L.H và tự giới thiệu là giáo viên của một trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng. "Mỹ Duyên" ngỏ ý muốn đặt mua một số lượng lớn quà tặng nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ban đầu, Mỹ Duyên” nhờ đặt hàng 50 giường tầng và 200 nệm cho ký túc xá của nhà trường nhưng chị L.H từ chối vì không kinh doanh mặt hàng này. Đối tượng nhanh chóng giới thiệu một tài khoản Zalo khác tên “Quang Phát Coltd” và nhờ chị đứng ra mua hàng hộ với lý do là nhà trường có mâu thuẫn với người này nên không tiện tự đặt.
Khi chị L.H liên hệ với tài khoản "Quang Phát Coltd" thì được người này báo là có sẵn hàng tuy nhiên phải đặt cọc trước 30% tiền hàng là hơn 70.000.000 đồng mới vận chuyển và hứa sẽ có hoa hồng chênh lệch.
Chị L.H báo tiền cọc cho "Mỹ Duyên" thì "Mỹ Duyên" gửi qua Zalo cho chị hình ảnh chụp hóa đơn chuyển tiền ngân hàng (bill) với số tiền 237.500.000 đồng và liên tục nhắn tin gọi điện hối chị L.H chuyển tiền cọc cho "Quang Phát Coltd" để kịp chuyển hàng trong đêm phục vụ đoàn thanh tra. Chị L.H tin tưởng nên chuyển số tiền hơn 70.000.000 đồng cho "Quang Phát Coltd".
Một lát sau chị L.H không thể liên lạc được với "Mỹ Duyên" và "Quang Phát Coltd" được nữa. Tài khoản ngân hàng của chị vẫn chưa nhận được số tiền cọc 237.500.000 đồng thì chị mới phát hiện ra hóa đơn chuyển khoản đối tượng gửi là giả và đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Phòng ANM và PCTPCNC Công an TP Đà Nẵng, đây là kịch bản lừa đảo mới, để phòng tránh thủ đoạn này, người dân cần thận trọng trong các giao dịch, nhất là giao dịch qua mạng từ những người lạ.
(Tổng hợp)
![]() |
Trương Quang Thái |
Hiện tại, Thái là nhân viên tổ chức sự kiện, Công ty du lịch TransViet ở TP.HCM.
“Ngoài ra em còn làm “thợ đụng” nữa, nghĩa là đụng gì làm đó. Thời gian rảnh, em cùng một người bạn điều hành một dự án nhỏ về kinh doanh thực phẩm. Cuối tuần, nếu có chương trình thì em cũng nhận lời đi hát ở những quán cà phê cho vui” – Thái vui vẻ tiết lộ.
Không luyện thi vẫn đậu thủ khoa ĐH
Cấp ba Thái học Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), theo ban chuyên Khoa học tự nhiên. Thế nhưng lần đầu thi ĐH vào năm 2010, Thái lại chọn khối D, đậu thủ khoa ngành Xuất bản của Trường ĐH Văn hóa.
Nhớ lại quãng thời gian thi ĐH, Thái cho biết “Mục tiêu của em lúc đó là chỉ cần đậu thôi là được rồi, không nghĩ là sẽ được cao điểm hay gì hết, nên em cũng không đi học thêm suốt ba năm cấp ba hay luyện thi đại học ở bất cứ “lò” nào hết. Em tự học hoàn toàn ở nhà, cái nào không biết thì đọc thêm sách hoặc hỏi bạn”.
![]() |
Trương Quang Thái đi hát |
“Nhưng sau khi học xong một năm thì bản thân em cảm thấy mình phù hợp với ngành Tổ chức sự kiện hơn nên em đã quyết định bỏ học và thi lại”…
So sánh hai thời điểm – khi nhận tin đỗ thủ khoa đại học và tin trở thành thủ khoa đầu ra, Thái cho biết “Thật ra thì lúc đậu đại học em vui hơn vì em biết tin rất bất ngờ. Với lại, vì thi có một trường thôi, nên em cũng hơi lo. Thành ra khi đọc điểm và xem so sánh thấy điểm mình cao nhất, em cũng không tin vào mắt mình.
Hôm trường tổ chức lễ tốt nghiệp, em có lên phát biểu thay mặt sinh viên trường vì là sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc duy nhất, em thấy bà ngoại và mẹ rất vui”.
Có thể nói “bí quyết” giữ ổn định phong độ học tập của Thái là việc tự học.
“Từ hồi cấp ba em đã thích tự học rồi, nên lên đại học không bỡ ngỡ lắm. Môi trường đại học cũng có cái thú vị riêng của nó, nếu bạn không muốn học thì sẽ thấy rất dễ dàng vì thầy cô không kiểm tra bài vở như hồi cấp ba. Nhưng, nếu muốn học tốt, thực sự phải bỏ ra khá nhiều thời gian để nghiên cứu sách vở, nhiều khi em đọc cả cuốn sách rồi chỉ để viết được hai câu trong bài tiểu luận”.
![]() |
Cắm cổ học rồi chê cực nhọc sẽ không có việc như ý
Lý giải cho việc lựa chọn ngành học Tổ chức và dàn dựng sự kiện, Thái cho biết đây không còn là một ngành mới và đã trở thành một ngành “hái ra tiền” ở nước ngoài từ rất lâu rồi. Thế nhưng, ở Việt Nam thời điểm bốn năm năm trước thì tìm một nơi đào tạo bài bản về ngành này là không thể.
“Vậy nên khi trường em mở khóa đầu tiên, em đã không đắn đo nhiều mà quyết định thôi ngành Xuất bản đang học để thi lại ngành này”.
Ra trường và đi làm được một năm, Thái cho biết dù là thủ khoa thì sau khi ra trường cậu vẫn phải “rải” CV, đi phỏng vấn bình thường để được tuyển dụng như các bạn khác. Từ lúc phỏng vấn đến bây giờ đi làm, sếp và đồng nghiệp cũng chưa biết Thái từng tốt nghiệp thủ khoa.
“Ngoài kiến thức học ở trường, em còn đi làm thêm và tự học thêm tiếng Anh mới đủ khả năng vượt qua mấy vòng phỏng vấn và làm việc đến hôm nay đấy.
Nhà tuyển dụng cũng không quan tâm lắm đến việc bạn có phải là thủ khoa hay không, mà chỉ cần thấy bạn có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần hay không thôi. Thành tích học tập sẽ là một điểm cộng rất lớn, sẽ góp phần “làm đẹp” CV của bạn trong quá trình tuyển dụng, tuy nhiên, phần còn lại phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố khác nữa”.
Ngày đầu chính thức đi làm, Thái mang một “cảm giác khó tả”. “Đêm hôm trước em trằn trọc mãi mới ngủ được. Sáng hôm đó em dậy sớm mặc áo sơ mi trắng và đến công ty ngồi đợi".
![]() |
Lâu nay vẫn có nhận xét rằng việc học ở trường khác xa so với đòi hỏi khi đi làm. Tuy nhiên, Thái lại nghĩ giữa hai việc này không có khoảng cách gì lớn, vì nếu đã tập tành làm việc đúng ngành (dù là công việc nhỏ) trong thời gian đi học thì sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ khi đi làm.
“Em nghĩ nhận định đó chỉ đúng với những ai chỉ biết học mà không chịu ra ngoài va chạm. Mình chịu khó một chút rồi mình sẽ quen, chứ nếu chỉ biết cắm cổ ngồi học mà chê công việc cực nhọc không chịu thử làm thì khó mà tìm được việc gì đúng như ý muốn của mình được”.
“Đi học thì luôn luôn phải làm đúng, còn khi đi làm, đôi khi làm “đúng” theo sách vở thì lại không thể thành công, vì phải phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng nữa.
Không thể vì mình không làm được việc mà mình lại đổ lỗi cho nhà trường đã không dạy. Nhà trường không thể dạy hết được, muốn đi làm, buộc phải tự học thêm. Kiến thức có bao giờ là đủ”.
Thái nhìn nhận “Vừa học vừa làm luôn tốt hơn là học xong rồi mới lọ mọ đi làm, lúc đó người ta đã chạy đến đâu rồi”.
Thủ khoa tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa TP.HCM khóa 2011-2015 - Tốt nghiệp loại: Xuất sắc. - Điểm tốt nghiệp: 3.68/4 - Thủ khoa đầu vào khối D Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2010. - Thủ khoa đầu vào khối R4 Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2011. |
Lê Huyền - Ngân Anh
" alt=""/>Thủ khoa kép đầu vào – đầu ra: “Em vẫn làm “thợ đụng””